Giới thiệu về Phòng Thí nghiệm và Nghiên cứu Vật liệu xây dựng

1. GIỚI THIỆU CHUNG
Phòng thí nghiệm và nghiên cứu Vật liệu xây dựng là một trong 4 đơn vị thuộc Khoa Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Xây dựng. Phòng có chức năng chính là phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học cho cán bộ và sinh viên Trường Đại học Xây dựng, đặc biệt là ngành Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, Phòng còn thực hiện các công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thí nghiệm kiểm định các loại Vật liệu xây dựng.
Phòng thí nghiệm và nghiên cứu Vật liệu xây dựng mà tiền thân là Phòng thí nghiệm vật liệu được thành lập từ năm 1957. Năm 1997, Phòng thí nghiệm và nghiên cứu Vật liệu xây dựng được hình thành từ việc sát nhập 3 đơn vị: Phòng thí nghiệm vật liệu, Phòng nghiên cứu vật liệu và Xưởng thực nghiệm theo quyết định số 132/TCXD ngày 30 tháng 5 năm 1997 của Ban Giám hiệu ĐHXD. Năm 2000, Phòng thí nghiệm và nghiên cứu Vật liệu xây dựng được Bộ Xây Dựng cấp giấy chứng nhận về thí nghiệm và kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng theo quyết định thành lập số 188/QĐ-BXD ngày 28 tháng 1 năm 2000 với mã phòng thí nghiệm LAS-XD115.
Với đội ngũ cán bộ và cộng tác viên có trình độ chuyên môn cao, với bề dầy hơn 50 năm đào tạo và nghiên cứu về vật liệu xây dựng, cùng với kinh nghiệm tham gia lao động sản xuất, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, Phòng thí nghiệm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo cũng như công tác nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất và kiểm định Vật liệu xây dựng. Với định hướng gắn liền nghiên cứu cơ bản với sản xuất thực tế, Phòng thí nghiệm đã chủ trì và tham gia nhiều nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất Vật liệu xây dựng vào thực tế sản xuất và đời sống xã hội.
Cán bộ Phòng thí nghiệm và nghiên cứu Vật liệu xây dựng
Cán bộ đã và đang công tác tại Phòng thí nghiệm và nghiên cứu Vật liệu xây dựng
 
  • Địa chỉ 1: Tầng 1 - Nhà thí nghiệm- Trường Đại học xây dựng
  • Địa chỉ 2: Tầng 1 - Nhà C3 - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Điện thoại: (+84) 02438692555
  • Email: ptn.vlxd@nuce.edu.vn; las115.dhxd@gmail.com
2. CÁC HỌC PHẦN THỰC HÀNH, PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
Hiện nay, Phòng thí nghiệm tham gia hướng dẫn thực hành môn học Vật liệu xây dựng cho sinh viên toàn trường và 05 môn học cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, Phòng thí nghiệm còn tham gia phục vụ công tác thực hành thí nghiệm cho các học viên cao học và nghiên cứu sinh. Ngoài ra, công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên trong Khoa, Trường cũng được thực hiện tại Phòng thí nghiệm.
 
DANH SÁCH HỌC PHẦN THỰC HÀNH TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM
STT Tên môn Trình độ đào tạo
1 Vật liệu xây dựng Đại học
2 Công nghệ chất kết dính vô cơ Đại học
3 Thiết bị nhiệt trong sản xuất VLXD Đại học
4 Công nghệ bê tông xi măng Đại học
5 Vật liệu cách nhiệt Đại học
6 Công nghệ gốm xây dựng Đại học
7 Khoa học Vật liệu Sau Đại học

3. THÔNG TIN CÁN BỘ
Phòng thí nghiệm và nghiên cứu Vật liệu xây dựng luôn trú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực chuyên môn tốt, tận tâm với công việc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hiện nay, Phòng có 7 cán bộ gồm 01 PGS, 01 TS, 02 ThS và 03 KS.
DANH SÁCH CÁN BỘ ĐƯƠNG NHIỆM
STT
Học hàm, Học vị Họ và tên Email
1 PGS.TS. Văn Viết Thiên Ân anvvt@nuce.edu.vn
2 TS. Trần Đức Trung trungtd@nuce.edu.vn
3 ThS. Lưu Văn Sáng sanglv@nuce.edu.vn
4 ThS. Nguyễn Văn Bính binhnv@nuce.edu.vn
5 KS. Trần Văn Kiên kientv@nuce.edu.vn
6 KS. Bạch Thanh Sơn sonbt@nuce.edu.vn
7 KS. Phạm Thị Quỳnh Dao daoptq@nuce.edu.vn

4. CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM
Phòng Thí nghiệm được bố trí với 2 khu vực làm việc tại tầng 1 - Nhà thí nghiệm, trường Đại học Xây dựng và tầng 1 - Nhà C3, trường Đại học Bách khoa Hà Nội với tổng diện tích gần 700 m2. Những năm gần đây, Phòng thí nghiệm đã và đang tiếp tục được đầu tư nhiều trang thiết bị nghiên cứu, phân tích hiện đại. Bên cạnh đó, phòng luôn chú trọng xây dựng đội ngũ, không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ, mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị khác để đáp ứng yêu cầu đào tạo, thực tế sản xuất của xã hội cũng như có thể nhanh chóng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và kiểm định chất lượng công trình vào thực tiễn.
Zalo
favebook