HỘI THẢO DỰ ÁN CAMARSEC: HƯỚNG TỚI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM – GÓC NHÌN ĐA NGÀNH TỪ DỰ ÁN CAMARSEC
Ngày 24/4/2023, tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội diễn ra buổi Hội thảo báo cáo dự án CAMaRSEC “Nghiên cứu vật liệu thích ứng với khí hậu trong bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam”. Đây là dự án nghiên cứu có tính liên ngành cao về Vật liệu – Kiến trúc – Môi trường, với mục tiêu thúc đẩy thực hành xây dựng bền vững và ứng dụng công nghệ chuyên sâu nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu và nâng cao năng lực cho các đơn vị nghiên cứu của Đức và Việt Nam. Dự án hợp tác nghiên cứu này do Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức (BMBF) tài trợ.
Mục tiêu chính của Hội thảo nhằm thảo luận và đánh giá các kết quả đạt được của nhóm nghiên cứu trong toàn bộ dự án về đảm bảo khung quản trị hiệu quả cho xây dựng bền vững tại Việt Nam trên cơ sở bối cảnh sinh sống, thiết kế tích hợp, nền tảng kỹ thuật, chất lượng xây lắp và sử dụng tài nguyên. Đồng thời hội thảo cũng đưa ra thảo luận về các chính sách và thực tiễn phát triển công trình sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ tài nguyên được thúc đẩy tại các thành phố Việt Nam, gắn kết người sử dụng và tòa nhà trong việc tạo ra môi trường sống an toàn và bền vững cho người dân.
Cơ quan chủ trì điều phối thực hiện dự án tại Việt Nam là Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; các đơn vị phối hợp thực hiện gồm: Viện Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình đô thị. Các đối tác phía CHLB Đức gồm: Đại học Stuttgart, Đại học Hamburg, Viện Vật lý công trình Fraunhofer, Trường Đào tạo nghề Xây dựng tiểu bang Saxony, Công ty cung cấp dụng cụ và thiết bị Taurus Netzsch.
Thời gian thực hiện Dự án là 4 năm, từ 1 tháng 7 năm 2019 đến 30 tháng 6 năm 2023.
Chủ nhiệm Dự án phía CHLB Đức là GS.TS. Dirk Schwede, Đại học Lübeck. Chủ nhiệm Dự án phía Việt Nam là PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, Khoa Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Một số hình ảnh của Hội thảo:
Mục tiêu chính của Hội thảo nhằm thảo luận và đánh giá các kết quả đạt được của nhóm nghiên cứu trong toàn bộ dự án về đảm bảo khung quản trị hiệu quả cho xây dựng bền vững tại Việt Nam trên cơ sở bối cảnh sinh sống, thiết kế tích hợp, nền tảng kỹ thuật, chất lượng xây lắp và sử dụng tài nguyên. Đồng thời hội thảo cũng đưa ra thảo luận về các chính sách và thực tiễn phát triển công trình sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ tài nguyên được thúc đẩy tại các thành phố Việt Nam, gắn kết người sử dụng và tòa nhà trong việc tạo ra môi trường sống an toàn và bền vững cho người dân.
Cơ quan chủ trì điều phối thực hiện dự án tại Việt Nam là Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; các đơn vị phối hợp thực hiện gồm: Viện Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình đô thị. Các đối tác phía CHLB Đức gồm: Đại học Stuttgart, Đại học Hamburg, Viện Vật lý công trình Fraunhofer, Trường Đào tạo nghề Xây dựng tiểu bang Saxony, Công ty cung cấp dụng cụ và thiết bị Taurus Netzsch.
Thời gian thực hiện Dự án là 4 năm, từ 1 tháng 7 năm 2019 đến 30 tháng 6 năm 2023.
Chủ nhiệm Dự án phía CHLB Đức là GS.TS. Dirk Schwede, Đại học Lübeck. Chủ nhiệm Dự án phía Việt Nam là PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, Khoa Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Một số hình ảnh của Hội thảo:
Thông tin khoa học liên quan khác
- Thầy TS. Lê Mạnh Cường -Bộ môn Hóa nhận Bằng độc quyền sáng chế
- Hội thảo trực tuyến về Giảm thiểu nguy cơ nứt của bê tông khối lớn- Móng trụ điện gió
- Quyết định khen thưởng Bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus năm 2020 (đợt 1)
- Quyết định khen thưởng Bằng phát minh sáng chế và giải pháp hữu ích năm 2020 (đợt 1)
- Hội thảo trực tuyến về Bê tông cốt sợi, UHPC và ứng dụng tại Việt Nam
- Quỹ NAFOSTED: Dự kiến sẽ có danh mục tạp chí mới
- Bê tông tự lèn - Vật liệu xây dựng tiên tiến
- Hội thảo chuyên đề “Tro xỉ nhiệt điện, xu hướng trong sản xuất vật liệu xây dựng
- 02 bằng độc quyền giải pháp hữu ích của PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn và TS. Nguyễn Công Thắng