Chuyên ngành Logistics Công nghiệp tại Đại học Xây dựng Hà Nội: Kết nối chuyên môn, “thực chiến” ngay từ giảng đường
Logistics Việt Nam lọt trong top 10 thị trường mới nổi hàng đầu thế giới
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ hiện nay, lĩnh vực Logistics ngày càng khẳng định vai trò trọng yếu trong nền kinh tế, như “huyết mạch” kết nối sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Quyết định số 175 QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu rõ: “Coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa”. Theo dự báo của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), đến năm 2030, ngành Logistics Việt Nam dự kiến thiếu khoảng 2 triệu lao động [1]. Bên cạnh đó, theo xếp hạng của Agility năm 2023, Việt Nam đứng thứ 10 trong số 50 thị trường logistics mới nổi hàng đầu thế giới và sẽ tiếp tục thăng hạng trong những năm tiếp theo, tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho những người trẻ năng động, có tư duy hệ thống và khả năng thích ứng với công nghệ hiện đại.
Chuyên ngành Logistics Công nghiệp là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội phát triển
Nắm bắt xu thế phát triển và yêu cầu cấp thiết của đất nước, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Logistics Công nghiệp (thuộc ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng) nhằm góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn ngày càng cao của quá trình phát triển sản xuất công nghiệp trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.
Chia sẻ về vai trò của chuyên ngành trong bối cảnh phát triển rất nhanh về kỹ thuật - công nghệ sản xuất hiện nay, Tiến sĩ Lê Mạnh Cường – Phó trưởng khoa Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội nhận định, Logistics Công nghiệp không chỉ góp phần vận hành dòng chảy của hàng hóa – nguyên liệu – thành phẩm, mà còn đóng vai trò chiến lược trong việc tối ưu hóa quá trình sản xuất công nghiệp - yếu tố then chốt nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp, góp phần vào quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang công nghiệp hóa hiện đại.
Tuy nhiên, nước ta đang đối mặt với thực trạng thiếu hụt nhân lực logistics chất lượng cao, đặc biệt trong các bộ phận kỹ thuật – công nghệ mới của quá trình sản xuất công nghiệp ở các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp. Bài toán này đặt ra nhu cầu cấp bách trong việc đổi mới, mở rộng phương thức đào tạo nhằm trang bị cho người học bên cạnh những kiến thức chung về ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo hướng tiếp cận công nghệ 4.0, đáp ứng các kỹ năng làm việc theo chuẩn mực quốc tế, hiện đại thì các kiến thức chuyên ngành chuyên sâu về quản lý sản xuất công nghiệp, dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ và nguyên vật liệu đầu vào, quản trị tồn kho và ứng dụng công nghệ hiện đại vào thực tiễn quản lý sản xuất cũng cần được đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của vị trí việc làm trong quá trình sản xuất công nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tham gia vào các vị trí việc làm như: quản lý nhà máy sản xuất, lập kế hoạch và cải tiến quy trình sản xuất, giám sát chất lượng và tối ưu hóa sản xuất. Các em cũng có thể giữ vai trò quản lý dự án với công tác lập kế hoạch, dự trù kinh phí, phối hợp nguồn lực và cải thiện sản phẩm hay quản lý logistics và chuỗi cung ứng nhằm xử lý đơn hàng, phân tích hoạt động vận tải, vận hành chuỗi cung ứng và điều phối xuất nhập khẩu tại các kho hàng, doanh nghiệp cung ứng...
Định hướng đào tạo gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế doanh nghiệp
Phát huy những thế mạnh về bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy các ngành về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, các ngành về kỹ thuật, công nghệ sản xuất công nghiệp cùng mạng lưới hợp tác sâu rộng với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như Tổng Công ty Viglacera, Công ty Trách nhiệm hữu hạn AJ Total Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Á Mỹ, Tập đoàn Tân Á Đại Thành…, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội triển khai chương trình đào tạo Logistics Công nghiệp (mã ngành 7510605‑02; thời gian đào tạo 3,5 năm) với định hướng chú trọng các kiến thức thực tiễn với mục tiêu giúp sinh viên có thể “thực chiến” ngay trong quá trình học tập tại trường để có thể đáp ứng tốt công việc sau khi tốt nghiệp.
Bên cạnh chương trình đào tạo của chuyên ngành Logistics Công nghiệp tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội được thiết kế các học phần lý thuyết chuyên sâu, gắn với đặc thù của lĩnh vực công nghiệp thì các mô hình off-campus learning – học tập ngoài giảng đường thông qua các hoạt động workshop, hội thảo doanh nghiệp, kỳ thực tập sớm và đồ án ứng dụng cũng sẽ được áp dụng để từ đó hình thành năng lực “thực học – thực làm” cho sinh viên ngay trong quá trình đào tạo.
Năm 2025, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tuyển sinh 50 chỉ tiêu cho chuyên ngành Logistics Công nghiệp.
Nhà trường áp dụng 4 phương thức xét tuyển đa dạng, mở ra nhiều cơ hội cho thí sinh thuận lợi đăng ký ngành học tiềm năng này, bao gồm: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; Xét học bạ kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế; Xét kết quả bài thi đánh giá năng lực do các đơn vị đào tạo đại học tổ chức như TSA, SPHN, V‑SAT,...; Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Thông tin tuyển sinh liên quan khác
- THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2025
- LOGISTICS CÔNG NGHIỆP
- NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
- NGÀNH KỸ THUẬT VẬT LIỆU
- KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG HỢP TÁC CHẶT CHẼ VỚI NHIỀU TRƯỜNG ĐẠI HỌC & VIỆN NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
- Thông báo tuyển sinh đại học chính quy năm 2023
- ĐỀ ÁN TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NĂM 2022
- TUYỂN SINH NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG - CHUYÊN NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO
- Khởi nghiệp với ngành Kỹ thuật vật liệu
- Thông báo tuyển sinh hệ Đại học chính quy năm 2021 - Đại học Xây dựng
- XÉT TUYỂN BỔ SUNG 100 CHỈ TIÊU NGÀNH VẬT LIỆU
- Một xu hướng đào tạo ngành nghề trong xây dựng và phát triển bền vững
- Kỹ thuật vật liệu – Ngành đào tạo “hot” được lòng giới trẻ yêu công nghệ
- TUYỂN SINH NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT VẬT LIỆU XÂY DỰNG NĂM 2021
- GIỚI THIỆU NGÀNH KỸ THUẬT VẬT LIỆU NĂM 2022